Cúng tất niên không phải là một nghi lễ ngày Tết mà đó là phong tục của người Việt mang đậm nét văn hóa đựng trưng của sợi dây liên kết giữa các thành viên
Cúng tất niên: Chuẩn bị bữa cơm tất niên chu đáo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cúng tất niên không phải là một nghi lễ ngày Tết mà đó là phong tục của người Việt mang đậm nét văn hóa đựng trưng của sợi dây liên kết giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình mỗi dịp tết đến xuân về.

Thời gian cứ trôi qua, lớp màu thời gian có thể phủ kín lên những thứ nhạt nhòa. Nhưng những giá trị đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam thì không bao giờ phai nhạt mất.

Bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào. Không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo quan niệm truyền thống bữa cơm cuối cùng của năm là để tiễn biệt năm cũ, ăn xong người ta sẽ bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, những giận hờn cũng sẽ xóa bỏ từ đây.

Mâm cơm tất niên còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Có thể ra mộ của bậc trên đã khuất thăm hương với mong muốn rước ông bà tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình hoặc cũng có thể thắp hương cúng tất niên ngay tại gia đình.

Lễ tất niên thường được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên gồm những gì

Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm:

  1. Hương hoa, vàng mã;
  2. Đèn nến;
  3. Trầu cau;
  4. Rượu;
  5. Bánh chưng;
  6. Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Mâm cỗ tất niên miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

  • Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.
  • Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Mâm cơm tất niên miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Mâm cỗ tất niên miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…

Nhưng tùy từng thời kỳ, đặc điểm mỗi vùng mà mâm cơm tất niên được thay đổi các món cho phù hợp.

Trước đây, mâm cỗ miền bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Và tám đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho.

Ðầy đủ các món ăn là vậy bởi quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức nhiều món như vậy, bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.

Cùng với sự thay đổi của thời gian, mẫm cỗ Tết đã có nhiều thay đổi. Nhiều món ngon truyền thống mất đi vì ngày nào giờ cũng có thể như là tết vì các bà mẹ đảm có thể nấu bất cứ lúc nào Biểu tượng cảm xúc grin Giờ thay vào đó là những món đặc sản thời hiện đại hoặc khẩu vị ăn uống của từng gia đình như các loại nem rán, nem chua, chân giò muối, đĩa nộm, thịt bò kho…

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng Gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Sau bữa cơm tất niên, mọi người bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Đúng giao thừa, người ta đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.

Có thể nói, bữa cơm tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt. Đây đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.

Tham khảo Văn khấn cúng tất niên cuối năm (30 Tết)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cách hóa giải phong thuỷ công ty Tâm người có phúc tá t Rước cự môn 礼意久久礼品礼品网生日礼物 Xem hướng nhà Thiên Bình gương Phu thê cổ cấm ChẼt trang phục vãƒæ Sơn tử vân chúng tuổi Tỵ ngày 23 tháng chạp cuộc sống tốt đẹp tuổi tí Hội Chùa Dâu tính cách sá Ÿ lối phú tướng mạo hóa giải Tào quan phóng khoáng với bạn bè lộc tồn chú nhìn tướng qua tai hoi lang bui 24 tiết khí khí sắc báo hiếu mắt xếch quả tú cúng tất niên việt Con Kinh nghiệm tượng lỗ mũi kích hoạt tỳ hưu