Cúng tất niên, nghi lễ truyền thống của mỗi gia đình người Việt. Nhưng chưa hẳn mọi người đều hiểu và biết cách cúng sao cho đúng thuần
Cúng tất niên thế nào mới đúng thuần phong mĩ tục?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

– phong mĩ tục.


 1. Ý nghĩa của nghi lễ cúng tất niên

Tất niên (còn được gọi là lễ tất niên, tiệc tất niên), là một trong những phong tục lâu đời của người Việt. Nghi thức này nhằm đánh dấu kết thúc của một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới. Nó còn thể hiện tấm lòng tri ân của người đang sống với người đã khuất, Thần Phật. Đồng thời cầu mong một năm mới bình an, vạn sự hanh thông, thoáng đạt.

Cung tat nien the nao moi dung thuan phong mi tuc hinh anh
 
Thông thường, lễ tất niên được tiến hành vào ngày cuối cùng của năm âm lịch cũ (chiều 29 hoặc 30 Tết). Trong ngày này, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, ca hát để tổng kết một năm đã qua, bỏ lại sau lưng những lo toan của cuộc sống để cùng nhau chào đón giây phút Giao thừa thiêng liêng, năm mới may mắn, thịnh vượng.

2. Điều cần biết về mâm lễ cúng tất niên

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng tất niên không cần nặng nề về vật chất mà tùy từng điều kiện cũng như tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị. Thông thường mâm lễ cúng tất niên gồm hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).

Cung tat nien the nao moi dung thuan phong mi tuc hinh anh 2
 
Tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, từng vùng miền văn hóa khắc nhau mà có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là mâm cỗ. Có thể là cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết được bày biện khéo léo, trang nghiêm. Kèm theo đó là mâm ngũ quả, hương đăng, trầu cau, rượu hoặc trà, bánh chưng hay bánh tét.

Giao thừa: Cúng trong nhà hay ngoài trời trước?
– Nếu còn băn khoăn giữa việc cúng Giao thừa ở trong nhà hay ngoài trời trước, bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia phong thủy dưới đây.
3. Bài văn khấn cúng tất niên


Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần.
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương.
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
 
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm..................
 
Tín chủ chúng con là :……………Ngụ tại:…………
 
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới. Nay là ngày 30 Tết, chúng con cùng toàn thể Gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn Gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
 
Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.
 
Cẩn cáo.

► Mời các bạn tra cứu Lịch 2016 theo Lịch vạn sự chuẩn xác

Ngân Hà


Xem thêm video: Tục kiêng kị ngày Tết và đầu năm mới ai ai cũng cần nằm lòng


 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lễ cúng tất niên cúng tất niên


kỳ môn độn giáp Thứ văn phòng Chòm Quẻ Dịch mẹo 8 tuổi không phạm kim lâu ma Khâm quản Giải tử vi Tiền bạc Nạp Âm chùa Kim Liên Văn khân giao thừa Sắp coi đia kỹ cung Tài lộc Trong thoa hã²n mặc tử Xem ngày tốt tuổi tý mệnh hỏa Tích vận may thành đạt Năm sinh tướng mặt vuông chữ điền bộ phòng ngủ cho bé gái Kình Dương Pháp khí chất xem tướng matự quê Lễ kỹ dậu đổng công thiển Quốc ấn đồi ngón tay La so鎈 dùng Sự nghiệp bảng tra