Chùa Sủi có tên gọi khác là Đại Dương Sùng Phúc tự. Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi
Chùa Sủi - Gia Lâm - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sủi có tên gọi khác là Đại Dương Sùng Phúc tự. Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi. Thời Lý – Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi. Chùa vừa được trùng tu lại năm 2006, nằm trong cụm đình – chùa – đền (thờ Ỷ Lan nguyên phi) tọa lạc tại làng Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm (không rõ cụ thể năm nào). Năm 1066, Nguyên phi Ỷ Lan về đây cầu tự sinh thái tử Càn Đức, rồi cho xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1115.

Chùa được xây dựng theo hướng phía trước có hình chim Chu Tước, có đường thiên lý thông xuống phía Nam, phía sau có hình chim Huyền vũ, có thôn gồm muôn nhà trấn bên ngoài, bên trái có hình rồng xanh trùng trùng hướng về, bên ngoài có hình hổ cuồn cuộn chầu tới. Chùa xây theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung và hai dãy hành lang (mỗi bên 7 gian), đầu hai hành lang giáp với tiền đường là 2 lầu tám mái treo chuông đồng, khánh đá.

Chùa có số lượng tượng lớn và có niên đại tạo tác từ thế kỷ 17, 18 và 19. Trong số 73 pho tượng cổ có nhiều tượng có giá trị thẩm mỹ cao, tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lê, Nguyễn. Phong cách tạc tượng mang nhiều nét dân gian, có vẻ đẹp dung dị của nền nghệ thuật dân gian cực thịnh vào thế kỷ 17, 18.

Khánh đá lớn có từ năm Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725), chuông đồng lớn treo trên lầu tám mái phía Tây mang niên hiệu Cảnh Thịnh (1800) thời Tây Sơn.

Từ 1992 đến 2005, Đại đức Thích Thanh Phương – trụ trì chùa đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đại trùng tu toàn bộ ngôi chùa và đền gồm: Đại điện, Tổ đường, Niệm Phật Đường và các công trình khác theo lối kiến trúc cổ truyền, hiện chùa còn lưu giữ một số cổ vật như; cổ chuông, khánh, ván, kinh. . . Chùa Sủi được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21 tháng 1 năm 1989.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Hổ sự nghiệp của Sư Tử Phong Thủy Cho Người Mệnh Ly chọn ngày tốt とらばーゆ 女性の求人5 Nu điện mẹo phong thủy xua tan tà khí cách sắm lễ Văn khấn Tết CГЎВ cấn canh tý Song tử bảo bình Chết ĐIỀM Khái diêm bao p Hướng nhà Sao Ngũ Hoàng bảo bình thích con gái như thế nào sao quan phỦ quý tỵ 5 Thái Âm sao thien tai Sao Thiên thương người âm ban thờ Hoa tay bao hieu mẹ Sao thái âm 3 Bình thìn hổ cáp phã³ng Xem tuóng Sao Thiên đức lムcông chúa ý nghĩa sao Đo mạng thủy giải mã giấc mơ thấy cá chép Cách tính các giờ xấu cho trẻ em Khổng đà