Chùa Vua là tên gọi chung của quần thể kiến trúc bao gồm Thượng điện Hưng Khánh, Điện Đế Thích, Đền thờ Trần Hưng Đạo tọa lạc ở quận Hai Bà Trưng - HN
Chùa Vua - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Vua nằm tại số 33 phố Thịnh Yên, phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chùa Vua là tên gọi chung của quần thể kiến trúc bao gồm Thượng điện Hưng Khánh, Điện Đế Thích, Đền thờ Trần Hưng Đạo tọa lạc ở phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Hưng Khánh. Mặt chùa hướng Đông Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Đi qua cổng tam quan với gác chuông rất đẹp là khoảng sân rộng lát bằng đá xanh, đây cũng chính là một bàn cờ tướng khổng lồ được kẻ bằng vôi. Ngày thường, những vị trí đặt quân trên bàn cờ được đặt các chậu cảnh. Trên thân chậu cũng ghi tên quân với tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã… Đi qua sân đánh cờ là đến thẳng một tòa kiến trúc cổ, trên cửa có 3 chữ “Thiên Đế Điện”, đây là điện thờ Đế Thích. Thẳng hàng về phía bên trái điện là Thượng điện chùa cũng có kiến trúc tương tự.

Chùa được khởi dựng vào thời Lý mang tên Hưng Khánh tự cùng với điện thờ Đế Thích trở thành một trong Tứ Quán của kinh thành Thăng Long. Theo sách nhà Phật và thần thoại Ấn Độ, Đế Thích chính là thần Indra của đạo Bà La Môn, được coi là vua của các vị thần. Tín ngưỡng Phật giáo đã đưa Indra Đế Thích vào điện thờ cùng với thần Brama (Phạm Thiên). Hai vị này được coi là hai vị vua thần bảo vệ Phật pháp cho nên trong các chùa Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc hiện nay thường có tượng Đế Thích và Phạm Thiên đặt hai bên tượng Đức Thích Ca Sơ sinh Cửu long phún thủy. Từ xa xưa, dân gian nước ta coi Đế Thích là vị thần có khả năng cải tử hoàn sinh và người đánh cờ giỏi nhất cả cõi người, cõi trời.

Đến thế kỷ 19, một võ tướng của Hoàng Hoa Thám là cụ Hoàng Đình Điều, sau khi chống Pháp không thành, đã tìm đến chùa Vua quy y xuất gia, rồi làm trụ trì chùa, sau này được Nhà nước ta tặng bằng khen có công với nước. Cũng chính ở chùa này, ông Nguyễn Phong Sắc, Xứ ủy Bắc Kỳ thường đi về ẩn náu trong những ngày trước cách mạng, cất giấu tài liệu dưới bệ tượng Đế Thích. Những ngày toàn quốc kháng chiến, chùa Vua là nơi chứa quân trang quân dụng và lương thực của quân đội ta, bởi vậy năm 1947 giặc Pháp đã đốt phá chùa. Ngày 10-4-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm chùa.

Ngày nay, chùa Vua còn lưu giữ được nhiều di vật quý giá bao gồm 14 pho tượng Phật và tượng Đế Thích cổ chế tác rất đẹp làm bằng gỗ hoàng đàn; hai đỉnh đồng thời Nguyễn, một quả chuông nhỏ thời Cảnh Thịnh, hai quả chuông to và hai chóe lớn cao chừng 1,6m đều được đúc từ thời Lê. Trong đó, pho tượng Đế Thích bằng gỗ cao 1,6m được tạo tác trong hình hài một ông vua ngự trên ngai vàng, đầu đội mũ miện, mặc áo cổn.

Một góc khuôn viên chùa
Một góc khuôn viên chùa

Với truyền thống tôn kính Đức Vua trời Đế thích, Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Điện Mẫu, hàng năm, vào mùng 6 đến mùng 9 tháng Giêng âm lịch, các kỳ thủ lại nô nức tìm về chùa Vua ở phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tham gia lễ hội cờ danh tiếng để phân tài cao thấp do Trung tâm TDTT quận Hai Bà Trưng và nhà chùa tổ chức.

Những người đoạt giải nhất tại hội thi cờ chùa Vua thường là những tên tuổi lừng danh của làng cờ Việt Nam như cụ Hứa Tiến (từng là kiện tướng cờ châu Mỹ), rồi các danh thủ cờ Cường, Phác – những kiện tướng của làng cờ tướng Việt Nam. Nguyễn Vũ Quân – kỳ thủ từng 2 lần vô địch cờ tướng Việt Nam năm 2004-2005 và Huy chương đồng thế giới cũng đã 2 năm liền giành giải nhất tại Lễ hội Chùa Vua. Kỳ thủ từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia… cũng tìm sang thi đấu trong hội chùa Vua, càng cho thấy sự danh giá của giải vô địch cờ tướng chùa Vua.

Khách thập phương đến xem hội lúc nào cũng đông nghịt, đứng vòng trong vòng ngoài, vừa xem vừa bình phẩm về các “quân cờ”, vừa đánh giá nước đi của đấu thủ mà hồi hộp mong đợi kết quả của trận đấu. Không khí vừa ồn ào sôi nổi, vừa căng thẳng, trí tuệ. Giá trị giải thưởng tuy không nhiều về vật chất, song có ý nghĩa về tinh thần, bởi đây là giải đấu có uy tín cao. Với những danh thủ đạt giải ba năm liền, sẽ được khắc tên vào bia đá của chùa. Chùa Vua được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Nguyệt Đức quý nhân may mắn 50 Tên ý nghĩa dành cho bé Trai 2016 tuyệt ngoại xem tuoi cha me de sinh con Tài bạch Giải mã giấc mơ hóa giải Tóm bóng đè cấu gió tráºn con giáp tài vận hanh thông cong cung xử nữ nam và ma kết nữ văn khấn cúng lễ nhập trạch Tình yêu của người tuổi Hợi cung xử nữ hợp với cung nào chồng tuổi mùi vợ tuổi thân bài cúng giao thừa năm 2014 treo tranh Kê giường Sao Thiếu Dương ở cung mệnh lại nói Ngón tay bí ẩn biểu tượng phong thủy bàn thờ đặt trong phòng ngủ trùng xem tướng bàn chân đoán số mệnh Đoàn chòm sao không hợp làm giàu kế bài trí cây cảnh ở cửa hàng kiêng kỵ trong tháng cô hồn Bày lọ hoa chuẩn phong thủy cách xem phong thủy nhà bếp phật dạy mơ thấy đi ô tô đánh con gì chồng tuổi tuất vợ tuổi hợi vị trí nốt ruồi cua nguoi tuoi chọn ngày cưới hỏi năm 2014 xem tướng mông sao thiên đồng mơ thấy mọc râu 8 cung bát quái các góc học tập đẹp cắt LUẬN BÀN Cách Cục Họa Cha Mẹ mạng