Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.
Một vài Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Toan Ánh


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


ong tao chau troi phòng tắm hợp phong thủy tuổi thìn mệnh kim văn khấn giải hạn sao thái âm tãªn Các các lễ hội ngày 5 tháng 6 âm lịch họ tên hay xem phong thuy đàn ông trán cao tài mệnh nhìn tai đàn ông chọn chồng xem tử vi Khám phá ý nghĩa nốt ruồi ở chòm sao nữ kiêu ngạo tập thể hình chàng trai có nhóm máu b Tuoi ky ty 1989 ThÃ Æ giai cách điểm nhãn cho tỳ hưu tai sai lầm khi đi lễ chùa Tuoi mui tu vi thang rắm tháng giêng tu vi Xem bói chòm sao chịu thiệt thòi bảo bình nữ năm 2014 sổ mơ có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không ngũ hành bản mệnh 12 chòm sao nói về người yêu cũ xem mặt chồng tuổi sửu vợ tuổi mùi Phong Thủy Cho Người Mệnh Đoài hóa giải phong thủy xấu cho nhà vệ sinh điều nên nhớ khi yêu Song Tử Trần Đoàn bán chuông gió phong thủy Bổ Mệnh bài trí Selena cung song tử và sư tử có hợp nhau cÐ ÐŽÐ Hội Phương Thành các lễ hội ngày 4 tháng 4 âm lịch Tuổi quý mùi tình yêu của cung Nhân Mã nữ người tuổi TI xem móng tay tranh cá chép phong thủy dep