Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và mọi khoản chi dùng như khi còn sống...
Vì sao có tục đốt vàng mã ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Người chết cũng được chia một phần gia tài. Ở Sơn La, Lai Châu, nhiều nơi còn dựng các nhà mồ, trong nhà mồ cũng có đầy đủ các nồi đồng, mầm gỗ, ấm đất, bát đĩa, dao rựa, chăn chiếu quần áo, mũ nón...đủ tiện nghi cho một cá nhân. Người chết cũng được chia cả trâu, lợn, gà, thóc, gạo... 
Sau ba năm, tang chủ làm lễ khấn vái và ra mồ xin lại những đồ vật còn dùng được, và súc vật còn sống, kể cả súc vật vừa mới đẻ ra...
Từ việc cúng tế bằng đồ thật, dần dần mới sinh ra lễ đốt vàng mã, tức là thay thế bằng các đồ vật làm bằng tre, gỗ, rơm, rạ, đất sét hoặc giấy tượng trưng, nhưng kích thước thu nhỏ lại để người cõi âm mang đi, nhờ có "Phép thiêng biến ít thành nhiều". Áo quần của người chết mặc khi còn sống, để lại nhà mồ sau ba năm mục nát, không nỡ dùng vào việc khác, người ta đốt đi dần dần sinh ra được thay thế bằng quần áo giấy. Vì vậy mới có câu tục ngữ "Đi theo ma mặc áo giấy".  

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Nhàn xong dat khan Mặc tương khắc ban thà Gi脙茠脝 gia đình Tình duyên Tỏ tình Dịch Số thiên mã tướng cằm nhọn phi tinh Dương Liễu Mộc nhÃƒÆ y phong thủy hình xăm rồng Äá SAO TẢ PHÙ bán Bói toán tam linh người Việt thờ Phật 5 giải đoán Xe hơi Hạ Chí bố trí bàn thờ ông địa Annabelle Hội Làng Đông Hồ mẹ chồng nàng dâu giÃc とらばーゆ女性の求人53 Thuốc Đặt két sắt phù hợp với phong thủy Ve con cai nét tướng xấu Công Ty Nét tướng xấu Nhất sao thiên mã Sao Trường Sinh cuộc sống chai lọ not THu Hướng van menh