FENG SHUI - THUYẾT PHONG THỦY ĐỐI VỚI MỸ VÀ VIỆT NAM

           Dân chúng Mỹ ngày càng tin vào thuyết phong thủy. Trong ngành kiến trúc, một bộ môn học mới là phong thủy cũng đựơc hình thành. Xây nhà ở, mở cửa hàng đều phải chọn hứơng, địa thế, và Tự điển kinh doanh Mỹ đã có một thuật ngữ mới: Feng Shui - phong thủy, đọc theo âm tiếng Trung Hoa.

           Riêng tại ban California, thành phố Gardena cũng có cả hàng chục ngàn cư dân theo thuyết phong thủy, bắt đầu là ngừơi Mỹ gốc châu á, rồi đến cả ngừơi Mỹ chính gốc, là siêu sao Hollywood hay ngừơi mẫu thời trang cũng sùng thuyết phong thủy, đến nỗi theo sự tư vấn của chuyên gia phong thủy, hay gọi là thầy địa lý Angi Ma Wong, một nhà quản lý, ông Mitch Lansdell, mỗi khi có cuộc gọi quan trọng, ông ta phải xoay ghế ngồi đối diện với góc Ðông Bắc của văn phòng mình hay đánhd ấu cửa để ra vào, xếp sách vở tư liệu kinh doanh vào góc hứơng Ðông Nam. Thuật Phong Thủy đã trở thành một ngành kinh doanh. Nhà Hán học OrvillSchell cho rằng hiện tựơng ngừơi Mỹ thích thuật phong thủy phản ảnh một tinh thần hoài cổ, cũng như ngừơi phương Tây từ lâu đã có niềm mong muốn thay đổi một phần của mình trong cách sống để có đựơc niềm tin, hơn là chủ nghĩa duy lý. Tóm lại đối với ngừơi Phương Tây nói chung và riêng cho người Mỹ, thì họ áp dụng thuyết phong thuỷ vì mưu cầu lợi lộc do địa thế đem lại nếu biết chọn đúng. Còn đối với ngừơi Phương Ðông, riêng ngừơi Việt Nam, theo nhà phong tục học Phan Kế Bính thì tuy vẫn chịu ảnh hửơng theo thuyết Phong Thủy từ Trung Hoa, nhưng lại có quan điểm trong sáng tiến bộ hơn, đó là "Tiên tích đức, hậu tầm long". Sống làm nhà dựng cửa hay mở hiệu kinh doanh cốt ở tích đức trứơc, sau đó mới nói nhờ đến long mạch phong thủy sau.

       Phan Kế Ðính viết: Tục ta trọng địa lý, phàm việc xây thành lập phách, cất đình hoặc làm nhà, để mồ mả, đều tìm nơi hình thẳng và chỗ cát huyệt. Ðất lập cửa nhà gọi là dương cơ, đất để mả gọi là âm phần. Dương cơ trọng hơn âm phần, nên có câu: "nhất dương thắng thập âm". Khoa địa lý Việt do các danh sư Tả Ao và Hòa Chính truyền đạt qua nhiều đời, ứng nghiệm cũng nhiều mà huyễn hoặc cũng không ít, do đó các thầy địa lý cuối cùng cũng tán đồng quan điểm "tiên tích đức, hậu tầm long", có nghĩa là tìm long mạch cốt để giúp ích gì cho đời, không vì mưu lợi cho mình, thì đó mới là địa lý tốt nhất.

(Trích báo SGGP ngày 15 -10-2000)